CHI PHÍ SINH HOẠT Ở ĐỨC CỦA DU HỌC SINH ĐỨC MỚI NHẤT
Quyết định du học Đức là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Song song với việc chuẩn bị hành lý và hồ sơ du học, việc tìm hiểu về chi phí sinh hoạt ở Đức cũng là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về chi phí sinh hoạt ở Đức, từ tiền thuê nhà, ăn uống đến các khoản phí khác.
1. Tiền thuê nhà
Tiền thuê nhà là khoản chi phí lớn nhất trong chi phí sinh hoạt ở Đức của du học sinh và thường chiếm khoảng ⅓ chi phí sinh hoạt ở Đức hằng tháng, dao động từ 240-400 Euro/ tháng. Giá cả căn hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Thành phố: Các thành phố lớn như Berlin, Munich, Frankfurt thường có giá thuê cao hơn các thành phố nhỏ.
- Vị trí: Căn hộ gần trung tâm thành phố, gần trường học, hoặc gần các tiện ích thường có giá cao hơn.
- Diện tích: Căn hộ càng rộng thì giá càng cao.
- Tiện nghi: Căn hộ có đầy đủ tiện nghi như máy giặt, máy sấy, bếp… sẽ có giá cao hơn.
Bạn có thể sống một mình hoặc ở ghép cùng người khác trong căn hộ chung (Wohngemeinschaft – WG). Về tiền thuê phòng, ở ghép sẽ rẻ hơn so với bạn ở một mình, đặc biệt là nếu bạn sống trong KTX chung với những người khác. Dù là loại hình nhà ở nào thì cơ bản sẽ có các tiện ích cơ bản như nước, sưởi, v.v. Giá thuê có bao gồm các tiện ích này thường được gọi là Warmmiete. Song, bạn sẽ phải tự trả thêm các chi phí như điện, Internet, và phí TV và radio.
Khi bạn ký hợp đồng thuê nhà, cần lưu ý các điều khoản về “Warmmiete” trong hợp đồng để tránh trường hợp bị tính thêm các khoản phí mà bạn không biết nhé. Thông thường, bạn sẽ phải đặt cọc tiền nhà cho chủ nhà nhưng số tiền này sẽ không vượt qua 3 tháng tiền thuê nhà. Khi bạn trả nhà mà đồ đạc trong nhà không bị hư hại, bạn sẽ nhận lại khoản tiền cọc này.
Tuy nhiên, nếu không may, tiền đền bù cho đồ đạc hư hại sẽ vượt quá tiền cọc. Vì vậy, bạn đừng quên chuẩn bị bảo hiểm trách nhiệm (Haftpflichtversicherung) để tránh được một số rủi ro tiềm ẩn nhé!
Giá ở KTX trung bình khoảng 291 Euro một tháng. Với căn hộ chung cư thì giá giao động từ 10-20 Euro một m2. Tuy nhiên, tiền thuê nhà ở các thành phố sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều so với các thành phố nhỏ. Giá nhà ở phía Đông cũng sẽ rẻ hơn so với giá nhà ở phía Tây. Ở những thành phố lớn như Stuttgart hay Frankfurt, sinh viên thường chi khoảng 500 Euro cho tiền thuê nhà. Ở Munich, số tiền này có thể lên đến 800 Euro. Ngược lại, ở Leipzig hay Bochum thì tiền phòng chỉ rơi vào khoản 330 Euromột tháng.
2. Chi phí đi lại, di chuyển
Đức có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển, bao gồm tàu điện ngầm, xe bus, tàu hỏa. Bạn có thể mua vé tháng hoặc vé năm để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nhiều trường học còn cung cấp vé xe ưu đãi cho sinh viên và chi phí di chuyển được tính vào phí quản lý của trường. Nếu bạn tự mua vé tàu, thông thường, chuyến đi một chiều thường có giá khoảng 2 đến 3 Euro. Bạn có thể mua vé theo ngày hoặc theo nhóm nếu bạn di chuyển cùng nhiều người khác để giảm chi phí sinh hoạt ở Đức đáng kể.
3. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với tất cả những người sinh sống tại Đức, rơi vào khoảng 105 Euro/ tháng. Bạn có thể chọn mua bảo hiểm y tế công hoặc bảo hiểm y tế tư. Nhiều sinh viên Việt Nam thường chọn bảo hiểm tư như Mawista hoặc Care Concept vì giá rẻ (khoảng 35 Euro/ tháng). Trong khi đó, bảo hiểm công như TK hoặc AOK lại đắt hơn, khoảng 80 – 90 Euro/ tháng.
Đối với các bạn theo diện du học nghề Đức, các nơi thực tập sẽ chi trả ½ số tiền bảo hiểm mà bạn cần đóng. Đây cũng là một lợi thế lớn cho những ai chọn học chương trình đào tạo nghề tại Đức. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoảng lớn trong chi phí sinh hoạt ở Đức.
4. Tiền ăn uống
Chi phí ăn uống phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của bạn. Bạn có thể tự nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Đức hoặc ăn ngoài ở các nhà hàng, quán ăn. Chi phí ăn uống tại Đức giao động từ 150-250 Euro/ tháng
5. Các chi phí khác
5.1 Tài liệu học tập
Bao gồm Sách vở, tài liệu tham khảo, phí in ấn… Chi phí cho tài liệu học tập có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bạn muốn tham khảo thêm. Ở Đức, sách giáo trình thường khá đắt đỏ, nhưng bạn có thể tiết kiệm đáng kể bằng cách mượn sách từ thư viện hoặc đọc sách tại chỗ thay vì mua. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có.
5.2 Quần áo
Bạn nên mua quần áo phù hợp với khí hậu ở Đức và có chất lượng tốt để sử dụng lâu dài. Chi phí mua sắm quần áo hàng tháng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân của mỗi người. Để tiết kiệm, bạn có thể chờ đến cuối tháng 1 và tháng 7 – các đợt giảm giá lớn trong năm để mua sắm quần áo mới. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn có cơ hội mua được những món đồ yêu thích với giá hời
5.3 Điện thoại
Các gói dịch vụ nghe – gọi thường được phân loại theo số phút gọi, từ 50, 100, đến 400 phút. Ngoài ra, các gói dung lượng internet như 500MB, 1GB, hay 3GB cũng có giá khá hợp lý. Bạn có thể dễ dàng tìm được gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình mà không lo về chi phí. Hiện nay ở Đức, đa số quán ăn, trường học đều có wifi miễn phí. Các bạn có thể tiết kiệm một khoản tương đối nếu biết tận dụng nguồn tài nguyên này.
6. Giá cả tham khảo một số mặt hàng hay dùng ở Đức
Cà chua 5,12Euro/kg
Đào 1,99 Euro/kg
Sữa: 0,9 Euro/ lít
Dưa chuột: 0,49 Euro/ quả
Chuối: 1,89 Euro/ kg
Nho: 4,98 Euro/ kg
Táo: 2,5 Euro/ kg
Trứng: 1,99 Euro/ Vỉ 10 trứng
Thịt lơn lạc vai: 9,90 Euro/ kg
Thịt lợn 3 chỉ: 9,90 Euro/ kg
1 ly cafe tại cửa hàng: 2,5 Euro
1 cốc bia becker tại quán: 3 Euro
7. Cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Đức
Chi phí sinh hoạt ở Đức không phải thấp với người Việt Nam. Với những mức chi tiêu đã đề cập ở trên, trung bình 1 tháng sống tại Đức bạn phải tiêu khoảng 750 Euro. Tuy nhiên, nhiều sinh viên Việt Nam đã tối giản mức chi tiêu hàng tháng chỉ còn 500-600 Euro. Vậy, có bí quyết nào để giảm chi phí sinh hoạt ở Đức?
7.1 Tự nấu ăn
Thay vì ăn hàng quán, xấu ăn tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí sinh hoạt ở Đức lớn. Trung bình, khi nấu ăn ở nhà, bạn sẽ tốn khoảng 2-3 Euro/ bữa. Vậy trong 1 tháng, chi phí sinh hoạt ở Đức khoản ăn uống sẽ rơi vào khoảng 100 Euro.
7.2 Mua sắm tại các siêu thị discount
Các siêu thị discount như Aldi, Lidl thường có giá cả rẻ hơn các siêu thị khác. Hãy chủ động săn sale hay tích luỹ voucher để có thể mua sắm với giá cả phải chăng nhất nhé!
7.3 Sử dụng phương tiện công cộng
Vé tháng hoặc vé năm sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí đi lại.
7.4 Thuê trọ xa trung tâm hoặc ở ghép
Để tiết kiệm chi phí nhà ở, bạn có thể chọn những căn hộ nằm xa trung tâm một chút nhưng có tuyến tàu công cộng thuận tiện đến trường. Một lựa chọn khác là sống trong các căn hộ ghép (Wohngemeinschaft) cùng với các sinh viên khác. Điều này có nghĩa là 3 hoặc 4 người sẽ cùng thuê một căn hộ lớn, chia sẻ nhà bếp và nhà vệ sinh, trong khi mỗi người vẫn có phòng ngủ riêng. Cách này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn tạo cơ hội kết bạn và trải nghiệm cuộc sống chung.
8. Du học Đức nhưng lại có lương và không cần xin trợ cấp từ gia đình
Hiện nay, do sự thiếu hụt lao động trầm trọng tại Đức, chính phủ Đức đã có nhiều chính sách ưu đãi cho chương trình Du học nghề Đức đối với sinh viên Việt Nam. Với diện du học nghề Đức, bạn sẽ được miễn phí 100% học phí trong suốt 3 năm đào tạo. Chương trình vừa học vừa làm và các học viên sẽ được trả lương khi thực tập tại các doanh nghiệp. Mức lương khi học của các ngành nghề sẽ khác nhau, dao động từ 1000-2000 Euro/ tháng. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được hưởng mức lương từ 2500 Euro trở lên.
Như vậy, với diện du học nghề Đức, bạn không cần quá lo lắng trong vấn đề chi phí sinh hoạt ở Đức. Thậm chí, bạn có thể gửi tiền về để hỗ trợ cho gia đình nếu chi tiêu hợp lý và biết tiết kiệm đấy!
| Tham khảo lộ trình du học nghề Đức tại đây: Chương trình du học nghề Đức
Chi phí sinh hoạt ở Đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng với một chút lên kế hoạch và tiết kiệm, bạn hoàn toàn có thể du học Đức mà không quá lo lắng về vấn đề tài chính. Việt Đức IPI chúc bạn thành công trong hành trình chinh phục nước Đức nhé!