
CÂU CHUYỆN HỌC VIÊN: HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI ĐỨC
“Em chưa từng nghĩ mình có thể làm việc tại một bệnh viện ở Đức. Nhưng chính từ Việt Đức IPI, hành trình trở thành điều dưỡng viên tại Đức bắt đầu trở thành sự thật.” — Mai Hoàng An, học viên du học nghề điều dưỡng tại Berlin.
Từ cô sinh viên hoang mang…
Câu chuyện của An bắt đầu như rất nhiều bạn trẻ khác – đứng giữa ngã rẽ sau khi tốt nghiệp cấp 3, An không biết nên tiếp tục học đại học, đi làm ngay hay tìm một hướng đi khác. Gia đình không khá giả, nhưng An lại mang trong mình ước mơ được học một ngành có ích và được sống ở một nơi có môi trường phát triển, văn minh.

Sau một buổi hội thảo định hướng nghề nghiệp tại trường, An biết đến chương trình du học nghề Đức. Sau khi tìm kiếm thông tin trên mạng, An tìm đến Trung tâm Tiếng Đức & Du học nghề Việt Đức IPI. “Lúc đó em chẳng biết gì về tiếng Đức, cũng không nghĩ rằng bản thân có thể đi du học nghề – vì em không học giỏi. Nhưng chị tư vấn viên ở Việt Đức nói với em một câu mà em nhớ mãi: ‘Không cần em giỏi, chỉ cần em có quyết tâm, IPI sẽ đồng hành cùng em đến cùng’.”
… đến học viên tiếng Đức cấp tốc
An đăng ký khoá học tiếng Đức A1 tại trung tâm, rồi dần lên A2 và B1. Vì nhà xa Trung tâm, em được hỗ trợ chỗ ở và KTX ngay tại thành phố. Các thầy cô tại Việt Đức không chỉ dạy ngôn ngữ, mà còn lồng ghép cả văn hoá Đức, kỹ năng phỏng vấn và các buổi định hướng về ngành nghề.

Ngoài giờ học chính khoá, An còn được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá do trung tâm tổ chức. Từ các buổi Kaffee Deutsch – nơi học viên được trò chuyện luyện nói cùng người bản xứ trong không gian cà phê thân mật, đến những buổi workshop gặp gỡ doanh nghiệp đang tuyển dụng điều dưỡng, cơ khí, nhà hàng – tất cả giúp em hiểu rõ hơn về môi trường làm việc tại Đức.
Đặc biệt, An chia sẻ rằng những buổi định hướng nghề nghiệp thực tế do trung tâm tổ chức chính là thứ giúp em xác định rõ được: mình phù hợp với ngành điều dưỡng – một nghề cần nhiều kiên nhẫn, sự chăm sóc, và có giá trị lâu dài. “Em cảm thấy mình không chỉ đang học một ngôn ngữ, mà đang từng bước làm quen với chính cuộc sống mà em sắp bắt đầu tại Đức,” An nói.

“Điều em biết ơn nhất là sự kiên nhẫn của các thầy cô. Có hôm em làm bài kiểm tra kém, thấy chán nản, tính bỏ ngang. Nhưng cô giáo chủ nhiệm và các chị tư vấn viên gọi riêng em ra và nói: ‘Chúng ta không học để thi, mà học để sống được ở một đất nước như Đức. Em không được bỏ cuộc nhé!’”
Không chỉ dừng lại ở việc học và định hướng nghề nghiệp, An còn có cơ hội tham gia vào các sự kiện giao lưu văn hóa đặc sắc do trung tâm tổ chức – trong đó đáng nhớ nhất là lễ hội Oktoberfest phiên bản dành riêng cho học viên Việt Đức.
Tại sự kiện này, An không chỉ được trải nghiệm không khí lễ hội truyền thống đậm chất Đức – với bánh mì pretzel, xúc xích nướng, bia Đức và âm nhạc dân gian – mà còn được gặp gỡ các cựu học viên của trung tâm, những anh chị đang sinh sống và làm việc tại Đức. Các buổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế, những câu chuyện “vỡ lòng” khi mới sang, cả niềm vui lẫn thử thách… tất cả khiến An cảm nhận rõ hơn về cộng đồng mà mình đang từng bước gia nhập.

“Em từng nghĩ đi du học là hành trình một mình. Nhưng sau Oktoberfest đó, em biết mình không đơn độc. Có cả một mạng lưới những người đi trước, những người thầy cô và bạn bè luôn sẵn sàng đồng hành và tiếp lửa cho em.”
Phỏng vấn, visa và… nước mắt
Khi An đạt B1, Việt Đức hỗ trợ em kết nối với đối tác tuyển sinh tại Đức trong ngành điều dưỡng – một ngành đang rất thiếu nhân lực rất lớn tại đây. Em được luyện phỏng vấn, làm hồ sơ xin visa và tư vấn cụ thể từ cách chuẩn bị hành lý cho đến việc mua sim điện thoại ở Đức.
Ngày nhận được visa, An bật khóc ngay trước trung tâm. “Em chưa từng nghĩ mình – một đứa con gái quê, sẽ có cơ hội đặt chân đến châu Âu.”
Cuộc sống mới – thử thách mới: Hành trình trở thành điều dưỡng viên tại Đức chỉ mới bắt đầu
Sang Đức, An bắt đầu chương trình học nghề tại một viện dưỡng lão ở Berlin. Những ngày đầu xa nhà, tiếng chưa giỏi, thời tiết thay đổi, văn hoá khác biệt – nhiều lúc em tưởng như muốn buông xuôi. “Hay là về nước làm lại từ đầu?…”

Nhưng những kỹ năng được học từ Việt Đức như cách giao tiếp, cách tự bảo vệ quyền lợi lao động, cách quản lý thời gian… giúp em từng bước thích nghi. “Điều kỳ lạ là mỗi khi khó khăn, em lại nhớ đến trung tâm, nhớ đến các thầy cô, các anh chị tư vấn viên – nơi em được trao cho niềm tin đầu tiên.”
“Thi thoảng, em lại nhắn tin gọi điện với các chị và các cô, được hỏi thăm tình hình và nghe em than thở những bước đầu áp lực, mệt mỏi như thế nào. Nhờ những lời động viên từ gia đình và trung tâm, em mới có đủ dũng khí để nỗ lực và tiếp tục theo đuổi ước mơ.”
Và giấc mơ đang dần thành hiện thực
Giờ đây, An đã hoàn thành năm thứ hai chương trình đào tạo nghề tại Đức. Em đang chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp và dự định xin định cư lâu dài tại Đức. Ngoài giờ học và làm, An còn hỗ trợ các bạn học viên mới sang làm quen với cuộc sống – như một cách em cho đi những gì em từng nhận được.
Lời kết từ Việt Đức IPI
Câu chuyện của An chỉ là một trong hàng trăm hành trình đầy nghị lực của học viên Việt Đức IPI. Mỗi bạn đến với chúng mình đều mang theo một xuất phát điểm riêng – nhưng điểm chung là khát vọng vươn lên và một tương lai tốt đẹp hơn.
Tại Việt Đức IPI, chúng mình không chỉ dạy tiếng Đức mà còn trao cơ hội, niềm tin và đồng hành trên hành trình cuộc đời. Bạn đã sẵn sàng viết tiếp câu chuyện của chính mình?
Tham khảo Chương trình du học nghề Đức và các khoá học tiếng Đức TẠI ĐÂY